Các serie và tình trạng hiện tại Chương_trình_Buran

Mô hình thí nghiệm khí quyển Buran, MACS, Zhukovski, 1999.
  1. OK-M (sau đó OK-ML-1) Thử nghiệm tĩnh điện, hiện ở sân bay vũ trụ Baikonur
  2. OK-GLI Thử nghiệm hàng không
  3. OK-KS Thử nghiệm điện/tích hợp, hiện ở nhà máy Energia ở Korolev
  4. OK-MT (sau đó OK-ML-2) Mô hình kỹ thuật Hiện ở sân bay vũ trụ Baikonur
  5. OK-??? Thử nghiệm tĩnh điện, tình trạng không rõ
  6. OK-TVI Static heat/vacuum testbed, tình trạng không rõ
  7. OK-??? Thử nghiệm tĩnh điện, tình trạng không rõ
  8. OK-TVA Thử nghiệm tĩnh điện, hiện ở Công viên Gorky, Moskva

Thiết bị thử nghiệm OK-GLI được lắp bốn động cơ phản lực ở phía sau (bình nhiên liệu cho động cơ chiếm một phần tư khoang chứa hàng). Chiếc Buran này có thể cất cánh bằng lực đẩy riêng của mình cho các chuyến bay thử nghiệm, trái ngược với các thiết bị thử nghiệm Mỹ, hoàn toàn không có lực đẩy riêng phải được phóng từ trên không.

Sau khi chương trình bị huỷ bỏ, OK-GLI được cất giữ ở căn cứ không quân Zhukovsky, gần Moskva, và cuối cùng được một công ty Úc mua lại. Nó được chuyển bằng tàu thuỷ về Sydney, Úc qua Gothenburg, Thụy Điển — tới nơi vào ngày 9 tháng 2 năm 2000 – và xuất hiện như một thứ để thu hút khách du lịch bên dưới một kết cấu tạm ở cảng Darling trong vài năm.

Các vị khách có thể đi quanh và chui vào trong (một lối đi được làm dọc theo khoang chứa hàng), và đang có kế hoạch kéo nó đi quanh các thành phố ở Úc và châu Á. Tuy nhiên, người sở hữu bị phá sản và thiết bị chuyển ra ngoài trời, nó hiện đang bị hư hỏng và bị phá hoại.

Tháng 9 năm 2004 một đội nhà báo người Đức tìm thấy tàu con thoi gần Bahrain. Nó được Bảo tàng Sinsheim Auto & Technik mua lại, nhưng vẫn chưa được chuyển về Đức.

Vụ tai nạn năm 2003 của tàu con thoi Mỹ làm nhiều người tự hỏi liệu tên lửa phóng Energia hay tàu Buran của Nga có thể được tái sử dụng. Tuy nhiên, tới lúc đó tất cả các thiết bị cho cả hai thứ (gồm cả các thân tàu) đã ở trong tình trạng ọp ẹp hay bị sử dụng vào mục đích khác sau khi bị bỏ đi sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết.